Cách trị mụn cóc ở tay tại nhà nhanh chóng bạn nên biết
Mụn cóc ở tay không chỉ gây ám ảnh về thẩm mỹ mà còn gây đau nhức khó chịu. Hiện nay có rất nhiều cách trị mụn cóc ở tay như: Chữa mụn cóc bằng mẹo nhân gian, thuốc bôi, điều trị tại bệnh viện,… Để biết phương pháp nào điều trị mụn cóc hiệu quả thì cùng Mailisa tìm hiểu ngay về cách chữa mụn cóc ở tay trong bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân và dấu hiệu của mụn cóc trên tay là gì?
Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm được gây ra bởi nhiều loại virus HPV khác nhau.
Virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước hay những vết thương trên da. Khi vào trong cơ thể, virus HPV kích thích các tế bào trên bề mặt da phát triển nhanh bất thường và tạo thành mụn cóc.
Mụn cóc thông thường mọc ở ngón tay hoặc bàn tay. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị mụn cóc.
- Nốt sần trên da, nhỏ, có cùi.
- Mụn có màu như màu thịt, trắng hồng hay màu sạm.
- Nhám khi chạm vào.
- Nổi hạt trắng trên da tay.
- Trên tay nổi hạt nhỏ, nằm rải rác, có mạch máu bị vón cục.
2. Mụn cóc ở tay có nguy hiểm không?
Mụn cóc ở tay KHÔNG gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách thì mụn cóc có thể lây lan sang các vùng da khác, nghiêm trọng hơn là nó sẽ lây cho người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với bạn.
Đặc biệt, đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, thì mụn cóc còn phát triển mạnh hơn và rất khó kiểm soát.
Hơn nữa, mụn cóc ở tay cũng gây mất thẩm mỹ, làm bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác. Vậy nên, bạn cần phải điều trị sớm và chọn đúng phương pháp.
Bạn đang phân vân không biết nên điều trị mụn cóc bằng phương pháp nào cho hiệu quả đúng không? Cùng Mailisa tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây để biết cách trị mụn cóc hiệu quả và an toàn nhé.
3. Biến chứng của mụn cóc khi không điều trị kịp thời
Như đã nói ở trên thì mụn cóc ở tay tuy không nguy hiểm nhưng sẽ để lại một số hậu quả nếu không có cách trị mụn cơm ở tay kịp thời.
Những biến chứng thường gặp.
- Lây lan trên cơ thể.
- Lây sang người khác.
- Gây viêm nhiễm da do gãi hoặc cào, nhổ mụn cóc.
- Làm rối loạn tâm lý do cảm thấy xấu hổ hay tự ti về ngoại hình.
- Gây ung thư da hoặc ung thư cổ tử cung (ở phụ nữ) do nhiễm các loại HPV nguy hiểm.
4. Cách trị mụn cóc ở tay tại nhà an toàn hiệu quả
Những cách trị mụn cóc tại nhà dân gian tiết kiệm và an toàn với những nguyên liệu tự nhiên.
4.1 Cách trị mụn cóc bằng tỏi
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bếp và đồng thời cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng như.
- Kháng khuẩn.
- Kích thích tuần hoàn máu.
- Loại bỏ virus gây ra mụn cóc.
- Làm da mau lành sẹo.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi như sau.
- Bước 1: Bóc vỏ và nghiền nhuyễn 1 tép tỏi.
- Bước 2: Thoa tỏi lên vùng da bị mụn cóc và dùng băng gạc cố định lại.
- Bước 3: Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Bước 4: Lặp lại hàng ngày cho đến khi mụn cóc biến mất.
Lưu ý: Tỏi có thể gây ra mùi khó chịu thế nên cần được rửa sạch sau khi thực hiện. Bạn có thể dùng xà phòng hỗ trợ hoặc một sản phẩm khử mùi dịu nhẹ sau khi dùng cách chữa mụn cóc bằng tỏi.
4.2 Vỏ chuối chữa mụn cóc hiệu quả
Vỏ chuối thường bị bỏ đi, nhưng ít ai biết vỏ chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất hữu ích cho da.
Trong vỏ chuối có chứa nhiều kali, magie, vitamin C và E, axit salicylic và axit oxalic, có khả năng.
- Làm sạch da.
- Giảm viêm.
- Kích thích tái tạo da.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng vỏ chuối được làm như sau.
- Bước 1: Rửa sạch vỏ chuối và cắt thành miếng nhỏ vừa với kích thước của mụn cóc.
- Bước 2: Chà nhẹ mặt trong lên vùng da bị mụn cóc ở ngón tay trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Dùng băng gạc cố định miếng vỏ chuối lên vùng da bị mụn cóc.
- Bước 4: Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Lưu ý: Lặp lại hàng ngày cho đến khi hết mụn cóc trên tay.
4.3 Dùng nha đam chữa mụn cóc tại nhà.
Nha đam là một loại cây cảnh khá phổ biến với nhiều công dụng trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.
Bởi trong nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và chất nhầy giúp kháng viêm, kích thích sự tái tạo da.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng mẹo dùng nha đam.
- Bước 1: Rửa sạch và cắt lấy lõi (gel) của 1 lá nha đam.
- Bước 2: Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị mụn cóc và để khô tự nhiên.
Lưu ý: Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi mụn cóc ở tay có dấu hiệu biến mất.
4.4 Trị mụn cóc bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa Natri dodecyl sulfat giúp cắt nguồn cấp oxy cho mụn cóc trên tay, từ đó mụn cóc sẽ dần dần tự tan biến đi. Ngoài ra, kem đánh răng còn sở hữu nhiều thành phần khoáng chất diệt khuẩn mạnh mẽ giúp làm sạch da hiệu quả.
Dưới đây là các bước thực hiện cách chữa mụn cơm bằng kem đánh răng như.
- Bước 1: Bạn chỉ cần một tuýp kem đánh răng.
- Bước 2: Xoa đều lên nốt mụn cóc mỗi ngày trước khi đi ngủ.
- Bước 3: Sau khi thức dậy thì rửa sạch lại với nước.
Lưu ý: Nên sử dụng kem đánh răng nguyên bản và thực hiện mỗi ngày, cứ duy trì từ 3 – 4 tuần bạn sẽ thấy rõ kết quả.
4.5 Giấm táo trị mụn cóc trên tay
Mẹo chữa mụn cóc dân gian không thể không nhắc tới giấm táo, vì giấm táo có tính axit cao giúp làm mềm và loại bỏ lớp da chết bao quanh mụn cóc, loại bỏ virus và ngăn ngừa sự phát triển của mụn cóc.
Cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng giấm táo bao gồm các bước sau.
- Bước 1: Pha loãng giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:1.
- Bước 2: Nhúng miếng bông gòn vào dung dịch giấm táo và vắt bớt giấm đi.
- Bước 3: Đắp miếng bông gòn lên vùng da bị mụn cóc và dùng băng gạc cố định lại.
- Bước 4: Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Lưu ý: Lặp lại hàng ngày cho đến khi mụn cóc biến mất.
4.6 Vitamin C điều trị mụn cóc trên tay tại nhà
Cách chữa mụn thịt, mụn cóc bằng Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và rất cần thiết để chữa lành vết thương.
Các bước thực hiện vitamin C điều trị mụn cóc tại nhà.
- Bước 1: Nghiền nát một viên vitamin C và trộn với nước.
- Bước 2: Thoa hỗn hợp lên mụn cóc và băng lại để qua đêm.
Một số ý kiến cho rằng, nên sử dụng chanh vì trong nước cốt chanh chứa vitamin C có thể điều trị mụn cóc. Tuy nhiên, bạn phải thật cẩn thận khi sử dụng vì thành phần trong nước cốt chanh dễ gây kích ứng da.
5. Điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi
Ngoài những mẹo chữa mụn cóc dân gian, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm thuốc trị mụn cóc. Các sản phẩm này có tác dụng đốt cháy mụn cóc, loại bỏ tế bào da chết, ngăn ngừa HPV lây lan, giúp mụn cóc nhanh chóng biến mất.
5.1 Acid salicylic trị mụn cóc trên tay
Acid salicylic là một loại thuốc bôi mụn cóc có tác dụng làm mềm và lột bỏ lớp da bị mụn.
Bạn có thể bôi loại thuốc này trực tiếp lên mụn cóc hằng ngày đến khi mụn cóc biến mất khỏi tay và da của bạn.
Lưu ý: Da bị khô và bong tróc khi sử dụng thuốc acid salicylic trị mụn cóc là điều hết sức bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng nhé!
5.2 Cantharidin trị mụn cóc trên tay
Cantharidin là một loại thuốc chữa mụn cóc thường được sử dụng nhất với tác dụng gây phồng và rạn da bị mụn cóc, giúp bạn dễ dàng lột mụn cóc ra sau một thời gian.
Cách trị mụn cóc ở trên tay bằng cantharidin như sau.
- Bước 1: Dùng dao lam sạch cắt mụn cóc ở phần đầu.
- Bước 2: Bôi cantharidin vào chỗ bị mụn cóc.
- Bước 3: Dán băng cá nhân cho kín lại.
Lưu ý: Lặp lại mỗi ngày trong khoảng một tuần thì mụn cóc sẽ biến mất hoàn toàn khỏi da của bạn.
6. Điều trị tại bệnh viện
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn cóc tại bệnh viện phổ biến hiện nay như.
6.1 Áp lạnh
Áp lạnh là cách trị mụn cóc ở tay được sử dụng nitơ lỏng để làm đông cứng da bị mụn cóc, giúp nó rơi ra khỏi da sau vài ngày.
Phương pháp này không gây chảy máu hoặc để lại sẹo nhưng có thể gây ra.
- Cảm giác đau đớn.
- Viêm da.
- Nhiễm trùng.
6.2 Phẫu thuật điện/nạo
Cách xử lý mụn cóc bằng điện cao tần để làm cháy da bị mụn đồng thời sẽ tiêu diệt các virus gây mụn.
Phẫu thuật điện là cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây nên một số biến chứng như.
- Đau đớn.
- Chảy máu.
- Để lại sẹo.
6.3 Cắt bỏ mụn cóc
Đây là cách trị mụn cóc ở tay đơn giản bác sĩ sẽ dùng dao hoặc kéo để cắt bỏ phần da bị mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này gây đau rất nhiều cũng như sẽ làm chảy máu và để lại sẹo.
Cắt mụn cóc bằng dao kéo rất có thể sẽ không loại bỏ hết được virus HPV và khiến mụn cóc tái phát trở lại.
6.4 Laser cách trị mụn cóc ở tay
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng bắn laser mụn cóc cường độ cao nhằm ngăn ngừa virus gây mụn cóc và loại bỏ phần da ở vùng bị mụn cóc.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng laser sẽ mang lại hiệu quả cao và gần như ngay lập tức, ít gây đau nhưng chi phí đốt laser mụn cóc sẽ đắt hơn đôi chút.
6.5 Bleomycin
Bleomycin là một loại kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi của virus gây mụn cóc và làm chết tế bào da bị mụn cóc.
Chất này sẽ được tiêm trực tiếp vào vùng da bị mụn cóc bằng ống tiêm y tế.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng Bleomycin sẽ mang hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như.
- Đau đớn.
- Viêm da.
- Nhiễm trùng.
- Tổn thương thần kinh.
6.6 Liệu pháp miễn dịch
Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để hạn chế virus gây mụn cóc.
Một số loại thuốc miễn dịch thường được sử dụng để trị mụn cóc là.
- Imiquimod.
- Interferon.
- Các loại vaccin HPV.
7. Ai có nguy cơ bị nổi mụn cóc ở tay?
Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị nổi mụn nước, cóc ở tay.
7.1 Trẻ em
Mụn cóc ở chân tay phổ biến ở trẻ em, vì lứa tuổi thiếu nhi chúng thường rất hiếu động khiến da dễ tổn thương. Ngoài ra, các em chưa biết cách vệ sinh cá nhân sao cho đúng nên tỷ lệ mọc mụn cóc ở tay rất cao.
7.2 Thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên cũng chiếm tỷ lệ cao xuất hiện mụn ở tay cao do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện để chống lại vi rút HPV.
8. Yếu tố rủi ro tăng khả năng mụn cóc mọc ở tay
Mụn cóc ở tay thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, qua các trường hợp sau đây.
8.1 Tổn thương da
Vi rút HPV xâm nhập vào bên trong cơ thể khi tay bị trầy xước, đứt tay. Tại đây, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi phát triển và hình thành mụn cóc.
Do đó, những người thường xuyên có thói quen xấu như: cắn hay cạy móng tay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến vi rút HPV dễ tấn công.
8.2 Tiếp xúc trực tiếp
Khi tay tiếp xúc với bất kỳ vùng nào đó trên cơ thể có mụn cóc thì nguy cơ lây lan rất cao.
Ngoài ra, việc thường xuyên dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo…với người bị mụn cóc cũng rất dễ lây nhiễm.
8.3 Hệ thống miễn dịch suy yếu
Người có sức đề kháng yếu, bệnh tiểu đường, bệnh chàm, nhiễm HIV/AIDS,… có nguy cơ cao dễ mắc mụn cóc ở tay, mụn cóc ở mặt và các bộ phận khác trên cơ thể.
Do hệ thống miễn dịch suy yếu khó chống lại được sự xâm nhập của vi rút HPV và phát triển thành mụn cóc.
9. Biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở tay an toàn hiệu quả
Sau khi sử dụng các cách trị mụn cóc ở tay thành công thì bạn cũng nên tuân thủ những biện pháp sau để phòng ngừa và giảm nguy cơ lây lan mụn cóc.
- Làm sạch vùng da bị mụn cóc sau khi điều trị.
- Che chắn vết thương bằng băng gạc hoặc băng cá nhân cho đến khi lành hẳn.
- Thay băng gạc hoặc miếng dán thường xuyên và rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào vết thương.
- Theo dõi sự hồi phục của vết thương và đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tái phát của mụn cóc.
- Tiêm vaccine HPV để bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus gây mụn cóc.
10. Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách điều trị mụn cóc tại nhà. Nếu bạn có nhu cầu trị mụn cóc đừng ngần ngại, hãy đến ngay Mailisa chi nhánh gần nhất với liên hệ qua hotline: 0867 699 299, 028 7106 9999, 0932 699 299 hoặc 0337 293 299 để được nhân viên tư vấn đưa ra phương pháp phù hợp với bạn nhé!