Tiêm filler bị vón cục có bị sao không? Cách khắc phục như thế nào?
Bạn muốn tiêm filler nhưng lo lắng sau khi tiêm filler bị vón cục cứng dưới da? Tiêm filler vốn là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng trẻ hóa da nhanh chóng và hiệu quả cao. Bên cạnh những ưu điểm, tiêm filler cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiều biến chứng, trong đó phải kể đến tiêm filler bị vón cục là một trong những biến chứng phổ biến nhất.
Đừng hoảng hốt, bài viết này Mailisa sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về tình trạng tiêm filler bị vón cục, đồng thời chia sẻ những cách khắc phục hiệu quả để “giải cứu” nhan sắc của bạn!
1. Tiêm filler bị vón cục là gì?
Tiêm filler bị vón cục là một biến chứng không mong muốn mà nhiều người gặp phải sau khi làm đẹp.
Sau khi tiêm filler xong mà bạn cảm thấy tại vị trí chỗ tiêm bị nổi cục cứng, lộm cộm dưới da, vết tiêm filler bị bầm tím, đó là do filler bị vón cục.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng mức độ mà bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường hoặc phải sờ vào mới nhận ra.
Mặc dù tiêm filler được coi là một phương pháp làm đẹp an toàn, nhưng nếu bạn lựa chọn địa chỉ, cơ sở tiêm không uy tín thì vẫn có khả năng xuất hiện một số rủi ro, trong đó có tình trạng filler bị vón cục.
2. Nguyên nhân tiêm filler bị vón cục là gì?
Có vô số nguyên nhân gây nên tình trạng tiêm filler bị vón cục. Nhưng dưới đây Mailisa sẽ điểm qua 4 nguyên nhân chính gây ra filler bị vón cục.
2.1. Do Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
Filler kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng filler bị vón cục. Dấu hiệu tiêm filler hỏng này thường thấy nhiều ở các loại filler vĩnh viễn dạng silicon lỏng.
Tình trạng da bị nổi cục cứng thường xảy ra sau khi tiêm filler hoặc sau một khoảng thời gian (vài ngày cho đến vài năm sau tiêm).
Hiện tượng này bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường hoặc cảm nhận bằng tay. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng các cục u lớn có thể gây ra biến dạng khuôn mặt.
Lưu ý, khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến ngay cơ sở y tế, thẩm mỹ uy tín để bác sĩ kiểm tra và xác định thành phần của filler. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý an toàn nhất như tiêm tan hoặc nạo vét filler.
2.2. Tiêm quá nhiều filler
Hiện nay, có nhiều người hiểu lầm rằng “cứ tiêm càng nhiều filler là càng đẹp” nên đã tự ý mua filler về nhà để tự tiêm cho mình. Việc tự ý mua filler về tiêm tại nhà hoặc tiêm với liều lượng quá nhiều, Mailisa hoàn toàn không khuyến khích điều này.
Mỗi vùng trên khuôn mặt chúng ta đều có một cấu trúc và độ đàn hồi khác nhau, đòi hỏi lượng filler phải phù hợp với từng vùng đó.
Việc lạm dụng tiêm filler không chỉ khiến filler bị vón cục, gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như nhiễm trùng, di chuyển filler, thậm chí là biến dạng khuôn mặt.
Lượng filler quá nhiều sẽ khiến việc định hình lại các đường nét trở nên khó khăn hơn, dễ gây ra tình trạng lệch, méo và mất cân đối khuôn mặt.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ uy tín tham khảo ý kiến của bác sĩ. Còn nếu bạn lỡ tiêm filler quá nhiều rồi thì nên đến gặp ngay bác sĩ để điều trị kịp thời nhé.
Hãy nhớ rằng, vẻ đẹp tự nhiên luôn được ưu tiên hơn là một khuôn mặt cứng đờ, thiếu sức sống.
2.3. Tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí
Các nốt (cục) xuất hiện sau khi tiêm filler có thể do bác sĩ không thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật tiêm không đúng, tiêm quá nông hoặc lựa chọn loại filler không phù hợp với từng vùng động trên khuôn mặt.
Thậm chí, những nốt cục này có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc sau một thời gian ngắn.
Vì vậy, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ uy tín, để được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
2.4. Bị nhiễm trùng sau khi tiêm filler
Tình trạng nhiễm trùng sau khi tiêm filler cũng có thể dẫn đến việc filler bị vón cục. Nguyên nhân chủ yếu thường là do dụng cụ tiêm không được vô trùng, việc tiêm filler không tuân thủ đúng quy trình, và cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm không đúng cách.
Ngoài ra, việc lựa chọn loại kim tiêm không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng này. Kim tiêm quá to hoặc quá nhỏ đều có thể làm tổn thương mô da và khiến filler bị vón cục.
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử, nhiễm trùng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như lở loét, chảy mủ, từ đó tăng nguy cơ sẹo. Vì vậy, việc xử lý nhiễm trùng cần được thực hiện một cách cẩn thận.
Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu như.
- Tiêm môi bị vón cục.
- Tiêm filler bị sưng.
- Tiêm môi bị bầm.
- Tiêm filler bị nổi mụn.
- Tiêm filler mũi bị tràn.
- Tiêm filler cằm bị đỏ.
- Tiêm filler bị cứng.
- Tiêm filler bị tím.
- Tiêm filler môi bị nổi mụn nước.
Hãy đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được điều trị kịp thời và tránh trường hợp xấu nhất là tiêm filler bị hoại tử.
3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêm filler bị vón cục
Filler bị vón cục không chỉ gây ra mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, mà còn có thể ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. Dưới đây, là dấu hiệu nhận biết tiêm filler bị vón cục ở một số vùng thường gặp bạn nên chú ý.
3.1. Dấu hiệu nhận biết filler bị vón cục vùng cằm
Tiêm filler bị vón cục ở cằm thường xuất hiện khi khách hàng lựa chọn các cơ sở không chất lượng hoặc do người thực hiện không có chuyên môn.
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm.
- Tiêm filler cằm bị đỏ.
- Cằm sưng hoặc lệch.
- Các mảng da cứng và sưng bầm.
- Chứng giãn mạch máu hoặc nổi mẩn.
Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín ngay.
3.2. Dấu hiệu filler bị vón cục vùng má
Các triệu chứng của tiêm filler má bị vón cục bao gồm.
- Cảm giác cứng hoặc bướu dưới da
- Sưng bầm xung quanh vùng tiêm
- Đau nhức ở vùng tiêm
- Màu da xung quanh vùng tiêm có thể đổi màu.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ tại cơ sở thẩm mỹ uy tín ngay lập tức.
3.3. Dấu hiệu nhận biết filler bị vón cục vùng môi
Nhiều bạn thường chăm sóc đặc biệt vùng môi để sở hữu một đôi môi căng mọng quyến rũ. Nhưng việc tiêm filler ở những địa chỉ không uy tín có thể gây ra tình trạng filler môi bị vón cục.
Tiêm filler môi bị bầm tím, vón cục có thể gây ra sưng, đau nhức và xuất hiện các hạt nhỏ cứng nổi trong lòng môi làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu.
Đối với bất kỳ triệu chứng nào, việc thăm khám và điều trị tại thương hiệu thẩm mỹ uy tín là rất quan trọng để tránh các vấn đề nghiêm trọng sau này.
4. Tiêm filler bị vón cục có bị sao không?
Khi tiêm filler, nếu bạn cảm sưng và bầm tím nhẹ thì đừng quá lo lắng. Dấu hiệu này thường không đe dọa đến sức khỏe và có thể biến mất trong vài ngày nếu vùng da được chăm sóc sau tiêm đúng cách.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu như vón cục, ngứa, sưng đỏ kéo dài, bạn cần đến các cơ sở uy tín ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Những tình trạng này, nếu không được xử lý kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nguy cơ đối với sức khỏe. Vùng da tiêm filler có thể trở nên viêm nhiễm, hoại tử hoặc bị biến dạng.
5. Cách khắc phục sau khi tiêm filler bị vón cục
Sau khi tiêm filler bạn gặp phải tình trạng filler bị vón cục, tiêm filler bị tím. Đừng quá lo lắng, dưới đây Mailisa sẽ hướng dẫn bạn một số biện pháp khắc phục hiệu quả có thể được áp dụng.
5.1. Liên hệ và gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng
Khi gặp phải các biến chứng, việc liên hệ ngay với bác sĩ để thăm khám là cách tốt nhất nhằm kiểm soát tình trạng sau khi tiêm filler.
Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vùng da đã tiêm filler và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Ví dụ như.
- Vùng da sau tiêm filler bị sưng nhẹ, chưa hình thành nốt cục: Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyến nghị bạn nên chườm lạnh để giảm sưng viêm và làm dịu vùng da bị tổn thương.
- Vùng tiêm filler bị vón cục và kèm theo sưng viêm: Nếu tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm để giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đồng thời, kết hợp với tiêm giải filler hoặc tiêm steroid cũng có thể được áp dụng để giúp filler phân tán đều và giảm thiểu tình trạng vón cục.
- Biến chứng nặng: Nếu xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử da, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm tan filler hoặc rút filler ra khỏi cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ da bị hoại tử và bảo vệ sức khỏe làn da của bạn.
5.2. Massage nhẹ nhàng quanh vị trí sau khi tiêm filler
Trong trường hợp filler bị vón cục không quá nặng, việc áp dụng phương pháp massage nhẹ nhàng là rất thích hợp, giúp loại bỏ những cục u hay vết sưng một cách hiệu quả.
Khi thực hiện massage, bạn cần sử dụng đầu ngón tay để nhẹ nhàng ấn vào vùng da xung quanh vết tiêm.
Đối với các cục u trên da, bạn có thể sử dụng tăm bông nhỏ và nhấn nhẹ. Tuyệt đối cần thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng và chính xác để tránh gây tổn thương cho vùng da.
Massage giúp filler được phân phối đồng đều hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng vón cục và sưng đau.
Tuy nhiên, đối với trường hợp filler bị vón cục nặng (bầm tím và sưng to) việc tự áp dụng massage tại nhà không phù hợp. Bởi, nếu bạn sử dụng lực quá mạnh nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Thay vào đó, hãy tìm đến các chuyên gia bác sĩ thẩm mỹ uy tín để được thăm khám, tư vấn và tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
5.3. Tiêm tan filler vón cục
Phương pháp tiêm tan filler thường được áp dụng đối với những trường hợp filler bị vón cục ở mức độ nặng và không thể tự thực hiện massage tại nhà.
Phương pháp này còn giúp gương mặt trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong tình huống có nốt cục sưng viêm, bác sĩ thường kết hợp việc tiêm tan filler với việc kê đơn kháng sinh và thuốc kháng viêm uống để giảm thiểu tình trạng viêm và cải thiện tình hình nhanh chóng.
5.4. Tiêm steroid vào nốt cục
Để giải quyết những nốt (cục) còn tồn tại sau khi tiêm filler thì phương pháp tiêm steroid có thể được sử dụng. Liều lượng thuốc được sử dụng sẽ phụ thuộc vào vị trí cụ thể của nốt cục trên da.
Ví dụ, ở những vùng da mỏng như vùng mắt hoặc môi, liều lượng thuốc sẽ thấp hơn so với những nốt cục ở sâu trong mặt phẳng màng xương hoặc ở những vùng như vùng cằm.
Điều này đảm bảo rằng quá trình điều trị được tiến hành một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương cho da.
5.5. Phẫu thuật loại bỏ filler
Phương pháp phẫu thuật loại bỏ filler được áp dụng trong trường hợp filler bị vón cục nặng, đặc biệt là khi sử dụng filler silicon vĩnh viễn gây ra các cục u to có thể biến dạng khuôn mặt và để lại sẹo nếu không được xử lý kịp thời.
Trong tình huống này, các bác sĩ thường phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu để loại bỏ các cục u ngay. Tuy nhiên, quyết định về việc thực hiện phẫu thuật loại bỏ filler nên được đưa ra bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực này.
Mục đích đảm bảo rằng quá trình điều trị được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất.
5.6. Thay đổi chế độ chăm sóc, ăn uống khoa học sau khi tiêm filler
Việc áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc da đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị filler bị vón cục. Xây dựng một thực đơn khoa học có thể hỗ trợ bạn đạt hiệu quả nhanh nhất.
Dưới đây là một số lưu ý khi điều chỉnh thực đơn ăn uống.
- Ngưng sử dụng các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê hoặc các thức uống kích thích khác.
- Ưu tiên các món ăn nhạt, hạn chế nạp muối vào cơ thể.
- Tăng cường tiêu thụ rau củ xanh và trái cây tươi để cung cấp lượng vitamin và khoáng chất, thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể diễn ra hiệu quả.
- Bổ sung nhiều nước và các loại nước ép, sinh tố để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại và tăng cường quá trình tái tạo tế bào.
6. Hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi tiêm filler mà bạn nên biết
Chăm sóc da đúng cách không chỉ giúp đạt hiệu quả sau khi tiêm filler tốt nhất mà còn giảm thiểu nguy cơ tình trạng filler vón cục. Dưới đây là các hướng dẫn chăm sóc da cụ thể sau khi tiêm filler.
- Uống đủ nước: Điều này không chỉ giúp filler phát huy tối đa công dụng của filler mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi của da sau khi tiêm filler.
- Hạn chế massage mạnh và tránh xông hơi trong khoảng 1 tuần đầu sau khi tiêm filler.
- Tránh tiếp xúc mạnh và không chà xát da ở vùng đã tiêm filler.
- Ngăn chặn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường có nhiệt độ cao.
- Tránh sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm trên vùng da đã tiêm filler.
- Không nằm úp mặt hoặc đè nặng lên vị trí tiêm filler.
- Bổ sung dinh dưỡng bằng việc ăn nhiều trái cây và rau xanh để hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêm filler.
7. Thẩm mỹ viện Mailisa – Địa chỉ tiêm filler uy tín hiện nay
Thẩm mỹ viện Mailisa được thành lập vào năm 1998 do TGĐ Phan Thị Mai và TGĐ Điều hành Hoàng Kim Khánh đứng đầu dẫn dắt. Sau hơn 26 năm hình thành và phát triển.
Đến nay, Mailisa đã có 16 chi nhánh trên khắp cả nước, đồng thời là địa chỉ làm đẹp hàng đầu được đông đảo khách hàng tin yêu, ủng hộ sử dụng dịch vụ và sản phẩm.
Thẩm mỹ viện Mailisa là thương hiệu tiêm filler an toàn uy tín nhất hiện nay, được sở hữu những ưu điểm vượt trội như.
- Với kinh nghiệm 26 năm, Mailisa đã thực hiện thành công dịch vụ tiêm filler giúp cho hàng trăm nghìn nghìn làn da và khuôn mặt cho khách hàng đạt được vẻ ngoài trẻ trung, rạng rỡ.
- Đội ngũ bác sĩ, y tá chuyên môn cao, tay nghề giỏi, đạo đức tốt, có gu thẩm mỹ cao đã giúp khách hàng loại bỏ nếp nhăn và một làn da săn chắc, mịn màng, như mong muốn.
- Filler được nhập khẩu chính hãng 100%, rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn cho sức khỏe, đảm bảo về gu thẩm mỹ.
- Cơ sở hạ tầng luôn khang trang sạch đẹp, thoáng mát, đảm bảo hai từ thẩm mỹ.
- Dụng cụ mới, niêm phong hoàn toàn riêng biệt cho từng khách hàng.
- Làm xong đẹp ngay, không cần nghỉ dưỡng Mailisa cấp phiếu bảo hành đẹp 100% cho từng khách hàng.
- Dịch vụ cao cấp, uy tín, chất lượng nhưng giá lại bình dân.
- Chế độ hậu mãi tốt sau khi khách hàng làm đẹp, Mailisa có bộ phận chăm sóc sẽ đồng hành, chăm sóc tỉ mỉ cho từng khách hàng.
8. Quy trình và kỹ thuật tiêm filler tại Thẩm mỹ viện Mailisa
Với kinh nghiệm 26 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ, Mailisa sở hữu 16 chi nhánh trên toàn quốc và hiện tại có hơn 2000 nhân viên, y tá, bác sĩ, tiến sĩ đang làm việc trên toàn bộ hệ thống.
Không những thế Mailisa còn là thương hiệu làm đẹp được hàng triệu triệu chị em phụ nữ Việt tin dùng (các dịch vụ nói chung và đặc biệt là dịch vụ tiêm filler tại Mailisa nói riêng).
Dịch vụ tiêm filler tại Mailisa được hàng triệu chị em tin yêu lựa chọn vì hàng loạt các ưu điểm như.
Khi đến với Mailisa, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ và chuyên viên tư vấn, thăm khám xác định xem tình trạng và tư vấn cho bạn về liều lượng filler phù hợp.
Tư vấn kỹ lưỡng cho từng khách hàng hiểu rõ về công dụng và sự an toàn của từng filler tại thương hiệu Mailisa như: JUVEDERM (Pháp) , AURALYA (Ý) , E.P.T.Q (Hàn).
Bảng giá dịch vụ tiêm filler tại Thẩm mỹ viện Mailisa được niêm yết và công khai minh bạch rõ ràng, rộng rãi trên các trang thương mại điện tử như là: Trang Website, Facebook, Tiktok, Instagram và tất cả các chi nhánh đều đồng nhất về giá cả và đồng nhất về dịch vụ. Tuyệt đối khi đến với Mailisa sẽ không phát sinh chi phí.
Khi khách đồng ý phương pháp, giá cả thì bác sĩ mới tiến hành thực hiện tiêm filler.
Quy trình tiêm filler tại Mailisa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho khách hàng.
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn cho khách hàng.
- Bước 2: Thiết kế, dùng bút không phai để vẽ xác định vị trí tiêm filler.
- Bước 3: Vệ sinh sát khuẩn vùng da cần tiêm.
- Bước 4: Tiêm rải filler theo những vị trí đã vẽ trước đó.
- Bước 5: Dặn dò khách hàng sau khi tiêm filler.
9. Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm filler bị vón cục. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm filler an toàn, uy tín, chất lượng cao. Đừng ngần ngại đến với Mailisa để được tư vấn chi tiết và chăm sóc tận tình. Hãy gọi ngay hotline: 0867 699 299 – 028 7106 9999 – 0932 699 299 – 0337 293 299 – 0931 699 299 hoặc ghé thăm chi nhánh gần nhất. Mailisa hân hạnh được phục vụ bạn!